Facebook Zalo Youtube
5 cách để ngủ ngon khi niềng răng

5 cách để ngủ ngon khi niềng răng

Nội dung

Rate this post

Giai đoạn đầu niềng răng bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau trong miệng răng và nướu của đang điều chỉnh để thích nghi với các khí cụ niềng. Chính vì thế đôi lúc bạn cảm thấy ngủ không ngon giấc và khó chịu. Để giải quyết tình trạng này mời các bạn tham khảo các nội dung sau đây.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ 

Việc giữ răng và nướu sạch sẽ trong suốt quá trình niềng răng là đều hết sức cần thiết và bắt buộc bạn phải tuân thủ thực hiện một cách nghiêm ngặt. Bạn không được thực hiện qua loa mà phải tiến hành vệ sinh sạch nướu, làm sạch từng kẽ răng và các khoảng trống giữa răng và mắc cài trước khi đi ngủ. Chỉ có cách giữ cho răng và các khí cụ niềng răng của bạn sạch sẽ, thì mới có thể ngăn chặn các vi khuẩn gây hại tấn công. . 

Răng miệng sau khi niềng thương rất nhạy cảm nên dễ gặp phải các triệu chứng như nướu bị viêm, nướu mềm, răng vàng, đau răng hoặc hơi thở có mùi do vệ sinh răng miệng kém có thể khá khó chịu và khiến bạn mất tập trung khi đang cố gắng ngủ.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ 
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ

Vận dụng tư thế ngủ nằm ngửa

Lý do chúng tôi khuyên bạn nên thử nằm ngủ với tư thế ngửa là vì khi bạn nằm nghiêng và nằm sấp, má của bạn sẽ áp vào gối. Điều này có thể gây cọ xát,  kích ứng miệng khiến bạn có cảm giác đau đớn và khó chịu. Nếu bạn thay đổi tư thế ngủ nằm ngửa thì sự tiếp xúc giữa khí cụ niềng răng và miệng của bạn được giảm thiểu, vì vậy má sẽ không bị áp vào các khí cụ niềng niềng răng.

Tuy nhiên, nếu tư thế ngủ nằm ngửa khiến bạn không thoải mái thì bạn vẫn có thể tiếp tục ngủ nghiêng. Bạn không cần phải lo lắng về bất kỳ mối nguy hiểm nào khi nói đến tư thế ngủ.

Bạn nên thử nằm ngủ với tư thế ngửa
Bạn nên thử nằm ngủ với tư thế ngửa

Dùng sáp nha khoa trước khi ngủ 

Trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần lấy một vài miếng sáp chỉnh nha ra, đặt chúng lên bất kỳ mắc cài hoặc đầu dây cung nào mà bạn mong muốn. Hoặc bạn có thể bôi một ít sáp lên tất cả các mắc cài để hạn chế làm tổn thương má. Việc sử dụng sáp chỉnh nha sẽ tạo ra một rào cản thoải mái giữa niềng răng và miệng. Cho nên, bạn có thể tận hưởng một giấc ngủ ngon lành và xuyên suốt. 

Nhiều người lo sợ khi ngủ sẽ nuốt sáp nhưng bạn cũng không phải lo lắng về việc nuốt bất kỳ loại sáp nào khi ngủ. Bởi vì loại sáp này sử dụng các chất tự nhiên, không độc hại, như sáp carnauba, sáp ong hoặc sáp parafin. Loại sáp này cực kỳ hữu ích với má hoặc nướu mềm. Sáp có thể được đặt trên bất kỳ mắc cài hoặc dây cung nào có xu hướng gây kích ứng cho má của bạn.

Dùng sáp nha khoa trước khi ngủ 
Dùng sáp nha khoa trước khi ngủ

Cân nhắc việc đeo dụng cụ bảo vệ ban đêm 

Nếu bạn đang trong giai đoạn niềng răng mà có thói quen nghiến răng thi khi đi ngủ bạn có thể đeo đeo dụng cụ bảo vệ ban đêm hoặc dụng cụ bảo vệ hàm. Bởi vì, nếu lúc ngủ bạn nghiến răng quá nhiều sẽ gây nên áp lực hoặc cắn mắc cài và dây cung. Chính vì vậy, ngay sau khi thức dậy bạn sẽ có cảm giác khá đau và khó chịu 

Mặc khác, dụng cụ bảo vệ hàm còn góp phần bảo vệ các mô mềm trong miệng cũng như môi, má khỏi bị răng cắn rách .Có ba loại dụng cụ bảo vệ hàm mà bạn có thể sử dụng đó là:

  • Dụng cụ bảo vệ hàm được làm sẵn theo các kích thước cố định (ready-made mouthguard)
  • Dụng cụ bảo vệ hàm nhiệt tự khít theo dạng của miệng (mouth-formed “boil-and-bite” mouthguard) 
  • Dụng cụ bảo vệ hàm thiết kế riêng cho từng cá nhân được làm bởi nha sĩ (custom-made mouthguard). 

Các loại dụng cụ này tuy đều có tác dụng bảo vệ hàm nhưng khác nhau rất nhiều về giá cả, độ bền và sự thoải mái khi sử dụng. Nên để biết loại nào thật sự phù hợp với mình bạn nên nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của các bác sĩ nha khoa.

Đeo dụng cụ bảo vệ ban đêm
Đeo dụng cụ bảo vệ ban đêm

Sử dụng thuốc giảm đau 

Nếu trong tuần đầu tiên đeo khí cụ niềng răng mà  bạn cảm thấy hơi đau ở nướu là điều bình thường. Nếu cảm giác này kéo dài khiến bạn không thể ngủ ngon thì trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng thuốc acetaminophen không kê đơn, chẳng hạn như Tylenol.

Lưu ý chúng tôi khuyên dùng Tylenol hoặc một loại thuốc acetaminophen khác, vì ibuprofen và các NSAID khác thực sự có thể làm chậm quá trình di chuyển của răng ( NCBI ).   

Sau khoảng một tuần điều trị đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ mà không cần dùng thuốc giảm đau. Mcw dù các loại thuốc này được đánh giá là an toàn như trước khi sử dụng bất cứ thứ gì bạn nên tham vấn  ý kiến bác sĩ để cảm thấy yên tâm hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau theo toa bác sĩ để ngủ ngon hơn
Sử dụng thuốc giảm đau theo toa bác sĩ để ngủ ngon hơn

Niềng răng ở đâu uy tín và chất lượng 

Bạn có thể thực hiện niềng răng tại nha khoa Smile – Cười là đẹp bên cạnh quy trình thực hiện an toàn các bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho bạn biết mọi thứ bạn cần để chuẩn bị cho việc điều trị chỉnh nha. Đồng thời, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các mẹo và thủ thuật mà bạn đang tìm kiếm để giúp bạn có một giấc ngủ ngon mỗi đêm để trong suốt thời gian niềng răng bạn vẫn có đủ đầy một sức khỏe tốt. 

Hiện tại nha khoa chúng tôi đã có 4 chi nhánh tại các tỉnh  Cần Thơ, Cà Mau, Kiên GiangBạc Liêu. Chính vì vậy, nếu bạn thuận tiện và gần khu vực nào thì hãy đến trực tiếp nha khoa để được chúng tôi hỗ trợ thăm khám và tư vấn các dịch vụ niềng răng an toàn với mức chi phí vô cùng hấp dẫn. 

Địa chỉ của Nha khoa Smile - Cười là đẹp

☑️ 95, Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

☑️ PG1 – 05 Vincom, Lê Duẩn, Phường 1, TP Cà Mau

☑️ 125 Hòa Bình, Phường 7, TP Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

☑️ P11 – 03 KDT Phú Cường, Phan Thị Ràng, P. An Hòa, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Chúng tôi cam kết khi bạn thực hiện cảm dịch vụ tại nha khoa sẽ nhận được sự đãi ngộ cực kỳ tốt dưới sự chăm sóc tân tình chu đáo của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. 

Kết luận 

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha cần có thời gian điều trị lâu dài. Chính vì thế đôi khi các khí cụ chỉnh nha tác động vào má gây khó chịu. Chính vì điều này khiến giấc ngủ của bạn không được ngon. Cho nên, qua bài viết trên chúng tôi hi vọng bạn có thể thay đổi tư thế ngủ và áp dụng các cách giảm đau đớn trên để giấc ngủ được sâu và ngon hơn.

Những nội dung phổ biến
Tại sao không há miệng được sau khi nhổ răng?
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn do đâu? Cách cầm máu?
Chỉ định nhổ răng đã lấy tủy trong trường hợp nào? Có đau không?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn do đâu? Chữa thế nào?
Nhổ răng khôn bị sưng má trong bao lâu? Cách giảm sưng? 
Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome có đau không? Chi phí?
Chụp x-quang răng khôn là gì? Khi nào cần? Chi phí?
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Có tự khỏi không?
Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?
Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 
Tại sao răng nhạy cảm sau khi dán Veneer? Khắc phục thế nào? 
Bong tróc mặt dán sứ veneer do đâu? Điều trị thế nào?
Mẻ vỡ Veneer có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 
Đính đá lên răng là gì? Mục đích thực hiện? Chi phí? 
Răng sứ hỏng do đâu? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 
Tam giác đen trên răng là gì? Tác hại? Cách xử lý?
Gãy thân răng phần trên chỉ còn gốc dưới lợi phải làm sao?
14 tuổi còn một răng sữa có cần nhổ không?
Nuốt phải mắc cài niềng răng phải làm sao?

Gọi điện

Nhắn tin

Chat Zalo

Messenger