Áp xe răng là một tình trạng rất nguy hiểm và ẩn chứa nhiều nguy cơ tác động đến sức khỏe nếu không được điều trị ngay và dứt điểm. Vậy điều trị áp xe răng bằng cách nào? Có nguy hiểm không? Để tìm lời giải đáp chính xác cho vấn đề này mời các bạn đọc và tìm hiểu các nội dung sau đây.
Áp xe răng là gì?
Áp xe là tình trạng nhiễm trùng và hình thành các túi mủ xung quanh chân răng, có mùi hôi. Chúng được tạo thành và có thể làm hỏng các mô miệng. Đồng thời, khi diễn biến phức tạp chúng có thể lan sang các vùng khác trên cơ thể.
Có mấy loại nhiễm trùng răng dẫn đến áp xe răng?
Thông thường, sẽ có ba loại nhiễm trùng răng có thể gây áp xe bao gồm:
Nhiễm trùng nướu răng
Loại nhiễm trùng này phát triển trong nướu của bạn và nó không ảnh hưởng gì đến răng hoặc cấu trúc.
Áp xe quanh chóp (per-e-AP-ih-kul)
Đây là một bệnh nhiễm trùng hình thành ở đầu chân răng . Lý do gây ra áp xe quanh chóp là do khoang răng không được điều trị, chấn thương hoặc trải quá các điều trị nha khoa không đúng cách trước đó. Nhiễm trùng dẫn đến kích ứng và sưng viêm và gây ra áp xe răng. Cho nên, chỉ cần một chiếc răng bị sâu hoặc gãy, vi khuẩn đã có thể xâm nhập vào răng và tấn công đến tủy. Khi vi khuẩn xâm nhập tủy răng, nhiễm trùng có thể lan đến chóp chân răng, sau đó lan đến xương xung quanh, gây ra áp xe.
Áp xe nha chu (per-eo-DON-tul)
Trường hợp này xảy ra ở nướu ở bên cạnh chân răng nên chúng có ảnh hưởng rất lớn đến xương bên cạnh răng. Cụ thể tình trạng nhiễm trùng này bắt đầu trong xương và các mô nâng đỡ răng và nó hường là kết quả của bệnh nướu răng và phổ biến nhất là ở người lớn.
Bị áp xe sẽ có các triệu chứng nào?
Nếu bạn bị áp xe răng, bạn có thể mô tả cơn đau của mình như sau:
- Đau răng dữ dội, liên tục, thậm chí có những lúc bị đau nhói lan đến xương hàm, cổ hoặc tai của bạn
- Răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
- Bạn cảm thấy miệng mình có vị đắng trong miệng.
- Xuất hiện tình trạng hôi miệng do tạo thành ổ vi khuẩn bên trong.
- Nướu đổi màu đỏ hơn và sưng tấy.
- Răng bị yếu và lung lay trước tác động
- .Thường bị sưng ở hàm trên hoặc hàm dướ.
- Sốt
- Sưng hạch bạch huyết .
- Khó thở hoặc nuốt
Tại sao lại bị áp xe răng?
Các lỗ hổng nhỏ trên răng sẽ góp phần tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn xâm nhập vào răng hoặc các mô xung quanh cho nên dễ dẫn đến áp xe răng. Ngoài ra, áp xe răng còn được tạo thành do một số nguyên nhân khác như:
- Sâu răng nghiêm trọng: Các vi khuẩn sâu răng phân hủy đường trong thức ăn và đồ uống, tạo ra axit tấn công men răng sẽ phá hủy bề mặt cứng của răng.
- Răng bị vỡ, sứt mẻ: Tao điều kiện cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào các kẽ hở trên răng và lây lan đến tủy răng.
- Bệnh nha chu: Đây là tình trạng nhiễm trùng và viêm các mô xung quanh răng nếu không điều trị sớm tình trạng nặng thêm, lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các mô sâu hơn.
- Chấn thương răng: Chấn thương răng có thể làm tổn thương tủy bên trong mặc dù không nhìn thấy vết nứt
- Thói quen và chăm sóc răng miệng kém: Các thói quen xấu chẳng hạn như không đánh răng hai lần một ngày và không dùng chỉ nha khoa để dẫn đến các vấn đề về răng miệng
- Chế độ ăn nhiều đường: Theo các bác sí nha khoa chia sẻ việc bạn thường xuyên ăn và uống thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao thì khả năng gây sâu răng và biến thành áp xe răng rất cao.
- Khô miệng: Khô miệng thường xuất phát từ các nguyên nhân như tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc các vấn đề liên quan đến lão hóa điều này có thể dẫn đến tình trạng sâu răng.
Trị áp xe răng bằng cách nào mới hiệu quả?
Để điều trị áp xe răng hiệu quả bác sĩ sẽ phải dẫn lưu và loại bỏ nhiễm trùng để giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bác sĩ có thể cứu răng bằng cách điều trị tủy. Nhưng trong một số trường hợp có thể phải nhổ răng. Để áp xe răng không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng thì bạn có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị áp xe như sau:
Điều trị áp xe bằng cách rạch và dẫn lưu
Để phần nhiễm trùng có thể được dẫn ra bên ngoài bác sĩ sẽ tiến hành 4 bước:
- Bước 1: Rạch một đường nhỏ bên trong áp xe để dẫn lưu mủ
- Bước 2: Đặt một ống dẫn lưu nhỏ bằng cao su.
- Bước 3: Kích thích để phần mủ nhiễm trùng có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng
- Bước 4: Làm sạch lại khu vực nhiễm trùng.
Sau điều trị áp xe răng bằng cách dẫn lưu , bệnh nhân cần tái khám định kỳ để kiểm tra, lấy vôi răng 6 tháng/lần để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Điều trị áp xe bằng cách loại bỏ tủy răng
Quy trình loại bỏ tủy răng bị nhiễm trùng sẽ được thực hiện theo 6 bước
- Bước 1: Gây tê cục bộ để nhà không có cảm giác đau đớn trong lúc thực hiện
- Bước 2: Dùng dụng cụ để cách ly răng để đảm bảo trong lúc thực hiện các dụng cụ, thuốc, dung dịch rửa ống tủy không bị rơi vào trong miệng. Đồng thời, không không cho nước bọt ngấm vào trong răng. Các bác sĩ sẽ vô trùng tuyệt đối trong lúc chữa tủ để khu vực thực hiện được khô và sạch sẽ.
- Bước 3: Mở đường vào buồng tủy và làm sạch sẽ hệ thống ống tủy cũng như tạo hình hệ thống ống tủy
- Bước 4: Tiến hành trám bít kín răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng
Sau thủ thuật, răng của bạn sẽ trở lại bình thường, mặc dù bạn có thể cần mão răng để bảo vệ ống tủy. Nhưng nếu bạn biết cách chăm sóc răng phục hồi nhanh chóng và nó có thể tồn tại suốt đời.
Điều trị áp xe bằng cách nhổ răng
Khi răng của bạn bị hư hỏng hoàn toàn không thể phục hồi được bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng bị áp xe để giải quyết tận gốc vấn đề viêm nhiễm.
Điều trị áp xe bằng cách dùng thuốc kháng sinh
Ngoài những cách điều trị trên thì bác sĩ có thể dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn, tránh tình trạng áp xe tiến triển. Tuy nhiên, đây chỉ là cách điều trị tạm thời chứ không loại bỏ được nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa áp xe răng
Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển áp xe răng bằng một số cách sau:
- Thường xuyên và kiểm tra cũng như làm sạch răng định kỳ.
- Đến gặp nha sĩ nếu răng bị lung lay hoặc sứt mẻ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách chẳng hạn như vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, đánh răng hai lần mỗi ngày trong 2 phút bằng kem đánh răng có chất florua .
- Chải răng sạch và đúng phương pháp, bạn dùng đến các loại bàn chải điện để làm sạch tốt hơn.
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng.
- Nên phục hồi tổn thương răng bằng phương pháp thẩm mỹ: trám răng sâu, phục hình răng mất, niềng chỉnh răng lệch lạc,…
- Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường gồm kẹo và nước ngọt có ga vì những loại này có thể dẫn đến sâu răng và gây áp xe răng.
- Cân nhắc viết cắt giảm các loại thức ăn vặt giữa các bữa ăn.
Các câu hỏi thường gặp
Bạn nên tham khảo thêm các câu hỏi thường gặp dưới đây để mở rộng thông tin và củng cố thêm kiến thức về tình trạng áp xe răng.
Cách nào giảm đau do áp xe răng gây ra?
Nếu chưa thể sắp xếp đến phòng khám nha khoa được thì bạn có thể giảm đau tạm thời bằng cách:
- Súc miệng bằng nước muối ấm.
- Dùng thuốc thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, naproxen hoặc ibuprofen để giảm bớt sự khó chịu.
Lưu ý: Những cách làm này chỉ là cách đỡ đau tạm thời mà thôi và bạn cần phải nhanh chóng đến phòng khám để điều trị. Chứ tình trạng áp xe răng không có biện pháp khắc phục tại nhà.
Áp xe răng có tự khỏi không?
KHÔNG. Áp xe răng sẽ không tự hết nếu không được điều trị. Các vi khuẩn sẽ tiếp tục lây lan và phá hủy các mô xung quanh nếu bạn không điều trị tận gốc. Nếu bạn có các triệu chứng áp xe răng, hãy đến gặp nha sĩ để xử lý ngay.
Điều trị áp xe răng bao lâu thì bình thường trở lại?
Thông thường tình trạng áp xe răng sẽ hết sau khi điều trị. Trong vài ngày đầu bạn se sẽ cảm thấy hơi nhạy cảm nhưng không cần phải quá lo lắng bạn sẽ bình thường trở lại sớm thôi.
Địa chỉ điều trị áp xe răng hiệu quả
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của áp xe răng hãy nhanh chóng đến nha khoa Smile – Cười là đẹp để được kiểm tra và điều trị sớm nhất. Nha khoa chúng tôi hiện tại có 4 chi nhánh tại các tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu rất thuận tiện cho bạn trong việc di chuyển đến phòng khám gần nhất để thăm khám và điều trị áp xe răng.
☑️ 95, Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
☑️ PG1 – 05 Vincom, Lê Duẩn, Phường 1, TP Cà Mau
☑️ 125 Hòa Bình, Phường 7, TP Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu
☑️ P11 – 03 KDT Phú Cường, Phan Thị Ràng, P. An Hòa, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn một lộ trình điều trị an toàn và giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, với sự hỗ trợ và đồng hành của các bác sĩ nha khoa chuyên kịp bạn sẽ nhanh chóng được xử lý các triệu chứng đau nhức do áp xe răng gây ra.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về tình trạng áp xe răng cũng như cách điều trị hiệu quả và dứt điểm. Hiểu rõ nguyên tắc và quy trình của điều trị áp xe răng để giúp bạn không quá lo lắng và sợ hãi khi phải trải qua điều trị này.