Facebook Zalo Youtube
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn do đâu? Cách cầm máu?

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn do đâu? Cách cầm máu?

Nội dung

Rate this post

Sau khi nhổ răng, đặc biệt là răng số 8 (răng khôn), tình trạng chảy máu trong khoảng 8 giờ đầu là điều khiến nhiều người lo ngại. Thường thì sự xuất hiện của máu sau khi nhổ răng là do răng gắn liền với nhiều mạch máu và dây thần kinh, và quá trình nhổ răng đã làm tổn thương các mô mềm xung quanh, dẫn đến hiện tượng chảy máu.

Tuy nhiên, cầm máu đúng cách sau khi nhổ răng là rất quan trọng để thúc đẩy quá trình lành thương và ngăn ngừa các biến chứng. Nếu bạn chưa biết cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn như thế nào hiệu quả thì hãy tham khảo bài viết sau đây. 

Tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn 

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn là tình trạng xuất huyết xảy ra ở vùng nướu nơi chiếc răng khôn vừa được lấy đi. Đây là một phản ứng tự nhiên và thường gặp của cơ thể nhằm mục đích làm sạch vết thương, đồng thời là bước đầu tiên của quá trình làm lành và phục hồi nướu răng.

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn có sao không? 

Chảy máu nhẹ đến vừa phải sau phẫu thuật là dấu hiệu của quá trình làm lành tự nhiên
Chảy máu nhẹ đến vừa phải sau phẫu thuật là dấu hiệu của quá trình làm lành tự nhiên

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn là một hiện tượng phổ biến và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu nhẹ đến vừa phải sau phẫu thuật là dấu hiệu của quá trình làm lành tự nhiên. Cơ thể đang cố gắng làm sạch vết thương, loại bỏ mảnh vụn và vi khuẩn, đồng thời kích thích sự hình thành cục máu đông để bảo vệ và phục hồi vùng nướu bị tổn thương.

Tuy nhiên, nếu chảy máu sau nhổ răng khôn trở nên quá nhiều, kéo dài hơn 24 giờ hoặc không thể kiểm soát bằng các biện pháp cầm máu thông thường như cắn chặt gạc thì đó có thể là dấu hiệu của biến chứng sau khi nhổ răng. Chảy máu nặng và kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất máu, gây ra cảm giác chóng mặt, yếu ớt, và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, chảy máu sau nhổ răng khôn cũng có thể là triệu chứng của rối loạn đông máu hoặc bệnh lý tiền đình. Nếu bệnh nhân có tiền sử rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc làm loãng máu, hoặc gặp phải các triệu chứng bất thường khác như sốt cao, đau nhức dữ dội, hoặc sưng tấy lan rộng, cần liên hệ với nha sĩ hoặc bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn nguyên nhân từ đâu?

Tình trạng chảy máu từ vết thương là một phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể
Tình trạng chảy máu từ vết thương là một phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể

Sau khi nhổ răng, tình trạng chảy máu từ vết thương là một phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi máu chảy sau nhổ răng có thể trở nên quá nhiều, kéo dài hơn mức bình thường hoặc khó kiểm soát. Tình trạng này không chỉ gây ra sự khó chịu và lo lắng cho bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để áp dụng những biện pháp cầm máu hiệu quả và kịp thời sau khi nhổ răng, điều quan trọng là phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu bất thương. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Tổn thương nướu do tác động mạnh 

Quá trình nhổ răng đòi hỏi sự tác động trực tiếp lên mô nướu và xương ổ răng để tách rời và lấy chân răng ra khỏi cung hàm. Do vị trí của chân răng nằm sâu bên trong xương hàm nên khi can thiệp phẫu thuật thường gây ra tổn thương cho các mô mềm xung quanh, bao gồm nướu răng và mạch máu nuôi dưỡng vùng đó.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để rạch, bóc tách và nong rộng nướu răng, nhằm tạo đường tiếp cận đến chân răng. Thao tác này không chỉ làm tổn thương bề mặt nướu mà còn ảnh hưởng đến mạch máu bên dưới, dẫn đến tình trạng chảy máu tại vị trí phẫu thuật. Lượng máu chảy ra có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương mạch máu, kỹ thuật phẫu thuật và đặc điểm sinh lý của từng bệnh nhân.

Viêm nhiễm nha khoa 

Sau khi nhổ răng, mô nướu xung quanh vùng phẫu thuật trở nên đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Trong giai đoạn này, nguy cơ viêm nhiễm và mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng tăng cao. Bởi vì đây là điều kiện lý tưởng  để vi khuẩn xâm nhập vào vùng nướu bị tổn thương gây ra tình trạng nhiễm trùng, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và kéo dài thời gian chảy máu sau nhổ răng.

Chế độ chăm sóc chưa hợp lý 

Kế hoạch chăm sóc và điều trị tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn rất quan trọng.  Cụ thể, thực phẩm nên ưu tiên sẽ là những món mềm, dễ nhai và không gây kích ứng vết thương. Tránh ăn đồ cứng, dai hoặc quá nóng vì chúng sẽ làm tổn thương vùng răng mới nhổ, gây đau đớn và chảy máu.

Bên cạnh đó, các hành động như ho, hắt hơi, khạc nhổ mạnh cũng cần hạn chế tối đa. Những động tác này tạo ra áp lực lớn và có thể khiến cục máu đông bị bong ra, dẫn đến tình trạng chảy máu trở lại. Nếu không may ho, hắt hơi hoặc buộc phải khạc nhổ, hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh gây áp lực mạnh lên vùng răng mới nhổ. 

Thiếu vitamin C

Tình trạng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng có thể xảy ra ở những người thiếu vitamin C thường. Do vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, một thành phần chính của mô liên kết, giúp tăng cường sức mạnh và độ đàn hồi của thành mạch máu. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, các mao mạch trở nên yếu hơn và dễ vỡ, dẫn đến tình trạng chảy máu khó cầm sau nhổ răng.

Ngoài ra, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có nguy cơ cao hơn bị chảy máu kéo dài sau phẫu thuật răng. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone progesterone tăng cao, làm giãn nở thành mạch máu và gia tăng lưu lượng máu đến tử cung. Vì thế, khi tiến hành nhổ răng có thể gây ra tình trạng chảy máu quá mức ở vùng răng mới nhổ và khiến quá trình cầm máu trở nên khó khăn hơn.

Mắc các bệnh về máu 

Tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn có xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu nhất là các loại thuốc chống đông máu như warfarin, heparin và các chất ức chế kết tập tiểu cầu. Những loại thuốc này thường làm giảm khả năng đông máu của cơ thể, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Khi tiến hành nhổ răng ở những bệnh nhân này, quá trình cầm máu có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài và khó kiểm soát.

Một bệnh lý di truyền khác cũng gây ra biến chứng tương tự là hemophilia. Đây là một rối loạn đông máu bẩm sinh, trong đó cơ thể thiếu hụt hoặc không sản xuất đủ các yếu tố đông máu cần thiết. Ở bệnh nhân hemophilia, quá trình hình thành cục máu đông bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến máu khó cầm và chảy trong thời gian dài sau khi nhổ răng. Tình trạng này không chỉ gây ra sự mất máu đáng kể mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Những bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu thường cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt trước, trong và sau quá trình nhổ răng. Trước khi tiến hành thủ thuật, nha sĩ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ huyết học để đánh giá tình trạng bệnh và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp. 

Sau khi nhổ răng khôn chảy máu bao lâu thì hết? 

Chảy máu sau nhổ răng khôn có thể kéo dài trong vài giờ đến một ngày
Chảy máu sau nhổ răng khôn có thể kéo dài trong vài giờ đến một ngày

Thông thường, chảy máu sau nhổ răng khôn có thể kéo dài trong vài giờ đến một ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể cảm thấy vị máu trong miệng và thấy máu thấm ra từ miếng gạc hoặc vật liệu cầm máu đặt tại chỗ. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài hơn 24 giờ, hoặc bạn cảm thấy đau đớn, sưng tấy bất thường, hãy liên hệ với nha sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời. Tình trạng này không được chủ quan và bỏ qua vì lúc này bạn rất cần được theo dõi, chăm sóc y tế thích hợp.

Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng?

Thực tế, uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng không phải là một lựa chọn phù hợp đối với đa số bệnh nhân. Bởi vì quá trình chảy máu sau nhổ răng là một phản ứng tự nhiên và cần thiết của cơ thể. Máu đông hình thành tại vị trí răng được nhổ giúp bảo vệ vết thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành thương. Cho nên, việc sử dụng thuốc cầm máu một cách tùy tiện có thể can thiệp vào cơ chế tự nhiên này và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Hơn nữa, hầu hết các trường hợp chảy máu sau nhổ răng đều có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các biện pháp cơ học đơn giản như băng ép, cắn gạc hoặc túi trà lạnh. Những phương pháp này khá hiệu quả trong quá trình giúp tạo áp lực lên vết thương, thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông và hạn chế sự chảy máu. Chỉ trong một số trường hợp hiếm gặp, khi chảy máu quá nhiều hoặc kéo dài bất thường, nha sĩ mới chỉ định sử dụng thuốc cầm máu dưới sự giám sát chặt chẽ.

Xét ở một khía cạnh khác thì thuốc cầm máu có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể nếu sử dụng không đúng cách. Một số loại thuốc cầm máu còn có nguy cơ gây kích ứng niêm mạc, làm chậm quá trình lành thương hoặc thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, tự ý sử dụng thuốc cầm máu mà không có sự chỉ định và hướng dẫn của nha sĩ là hoàn toàn không nên.

Các loại thuốc giúp cầm máu sau nhổ răng

Để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn sau khi nhổ răng thì trong số trường hợp nhất định bác sĩ sẽ tiến hành kê một số loại thuốc sau: 

Thuốc Calci Clorid

Một trong những loại thuốc phổ biến được sử dụng để cầm máu sau nhổ răng là Calci Clorid. Thuốc này có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và duy trì cục máu đông, từ đó giúp cầm máu hiệu quả. Đồng thời, Calci Clorid còn góp phần cân bằng lượng acid trong máu và có tác dụng chống dị ứng.

Với liều dùng thông thường từ 2 đến 4 gam mỗi ngày, chia làm 3 đến 4 lần, Calci Clorid được xem là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho đa số bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc này cũng có một số chống chỉ định như người bệnh đang dùng thuốc Digitalis, người cao huyết áp, hoặc có tiền sử sỏi mật và sỏi thận.

Thuốc Acid tranexamic

Thuốc này được sử dụng để cầm máu gián tiếp và chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phân hủy của Fibrin, một thành phần quan trọng trong quá trình đông máu. Ngoài chỉ định sử dụng cho các trường hợp chảy máu trong và sau phẫu thuật răng, Acid tranexamic còn có hiệu quả trong việc cầm máu do chấn thương, chảy máu cam, và rong kinh.

Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, hạ huyết áp, và rối loạn tiêu hóa. Do đó, Acid tranexamic được chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, người có tiền sử tắc mạch máu, máu đông, xuất huyết não, và người đang sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen.

Thuốc Carbazochrom

Carbazochrom là một loại thuốc cầm máu gián tiếp khác cũng thường được sử dụng. Cơ chế tác dụng của Carbazochrom là tăng cường độ bền của thành mạch và ngăn ngừa sự thẩm thấu máu qua các mao mạch. Liều dùng thông thường của thuốc này là từ 10 đến 30 mg mỗi lần, uống 3 lần trong ngày, tùy thuộc vào tuổi tác và mức độ chảy máu của bệnh nhân. Lưu ý, Carbazochrom cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đầy hơi, chán ăn, khó tiêu, và thậm chí là sốc thuốc trong một số trường hợp.

Quá trình lựa chọn loại thuốc cầm máu phù hợp sau khi nhổ răng cần dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và sự chỉ định của bác sĩ. Bẹnh nhân cần phải nghiêm túc trong việc  tuân thủ liều dùng và hướng dẫn sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.

Những cách cầm máu khi nhổ răng khôn hiệu quả

Có rất nhiều cách để cầm máu sau khi nhổ răng khôn. Bản thân bệnh nhân cần tìm hiểu rõ từng cách để biết cách ứng dụng phù hợp. 

Đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ

Ngay sau khi hoàn tất thủ thuật nhổ răng, nha sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí răng vừa được nhổ và hướng dẫn bệnh nhân cắn chặt vào miếng băng gạc đó. Quá trình này giúp máu từ vết thương thấm dần vào miếng gạc và đông lại nhanh hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng chảy máu kéo dài.

Khi về nhà, bệnh nhân cũng có thể tự thực hiện phương pháp này để duy trì hiệu quả cầm máu. Đầu tiên, hãy chuẩn bị một miếng gạc sạch, cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông sao cho vừa khít với ổ răng. Sau đó, đặt miếng gạc vào vị trí răng vừa nhổ và cắn giữ chặt trong khoảng 45 đến 60 phút. Việc tạo áp lực lên ổ răng thông qua miếng gạc sẽ giúp ngăn chặn sự chảy máu từ các mao mạch nhỏ, thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông.

Dùng túi lọc trà để cầm máu 

Ngoài miếng gạc, bệnh nhân cũng có thể sử dụng túi lọc trà để đạt được hiệu quả tương tự. Thao tác đặt túi trà vào vị trí răng vừa nhổ và cắn giữ chặt cũng góp phần tạo áp lực, thúc đẩy sự hình thành cục máu đông nhanh chóng, từ đó giảm thiểu tình trạng chảy máu sau nhổ răng.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý là việc sử dụng miếng gạc hoặc túi trà chỉ là biện pháp hỗ trợ và không thể thay thế hoàn toàn cho sự chăm sóc và theo dõi của nha sĩ. Nếu tình trạng chảy máu vẫn tiếp diễn sau khi áp dụng các biện pháp trên, bệnh nhân cần liên hệ ngay với nha sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời. 

Không tác động mạnh đến vùng nhổ răng 

Tại vị trí nhổ răng, một cục máu đông sẽ hình thành, đóng vai trò như một rào cản tự nhiên ngăn không cho máu tiếp tục chảy. Tuy nhiên, nếu cục máu đông này bị vỡ do chịu tác động mạnh từ bên ngoài, tình trạng chảy máu có thể tái diễn, gây ra nhiều phiền toái và kéo dài thời gian hồi phục.

Thế nên, để tránh làm tổn thương đến cục máu đông, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau khi nhổ răng. Đầu tiên, việc súc miệng và đánh răng cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh để lông bàn chải va chạm mạnh vào vùng máu đông. Bên cạnh đó cần hạn chế dùng các vật cứng như ống hút vì đầu ống hút có thể vô tình chạm vào cục máu đông, gây ra tổn thương.

Đặc biệt bệnh nhân cũng nên tránh xỉa răng trong thời gian này, vì đầu tăm có thể va vào cục máu đông, làm vỡ và gây chảy máu trở lại. Đối với những người chơi nhạc cụ liên quan trực tiếp đến khoang miệng như thổi sáo hay kèn, thì tốt nhất nên tạm ngừng chơi ít nhất 3 ngày sau khi nhổ răng để đảm bảo vùng máu đông không bị ảnh hưởng bởi áp lực không khí.

Cùng với đó, hãy tránh đưa lưỡi vào vùng máu đông. Hành động này không chỉ có thể làm vỡ cục máu đông mà còn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn có thể sản sinh ở đầu lưỡi. Nếu bạn cố gắng  giữ vùng máu đông không bị xâm phạm thì quá trình lành thương của bạn sẽ diễn ra nhanh chóng và giảm thiểu các biến chứng không mong muốn hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý 

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý 
Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Sau khi nhổ răng, thực phẩm mà bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng là những loại mềm, dễ nuốt, tránh gây áp lực lên vùng răng mới nhổ. Trong trường hợp buộc phải ăn những món dai hoặc cứng, bệnh nhân cần chú ý không nhai ở vị trí nhổ răng để tránh làm tổn thương vùng này. Để khu vực nhổ răng mau chóng lành lại thì bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu và thuốc lá. Do những chất này có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình lành thương, thậm chí dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng hoặc chảy máu kéo dài. 

Bệnh nhân nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi và tránh làm những công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức lực quá mức như tập thể dục quá sức, khiêng vác đồ vật nặng hoặc cúi người quá sâu xuống đất vì rất dễ gây áp lực lên vùng nhổ răng, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.Ngoài ra, bệnh nhân nên kê gối cao hơn bình thường để giảm áp lực lên vùng nhổ răng, không nằm nghiêng về phía có răng mới nhổ vì trong lúc ngủ, chúng ta khó có thể kiểm soát được áp lực mà cơ thể tác động lên vùng này.

Các câu hỏi thường gặp 

Tập hợp một số câu hỏi dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm một vài thông tin thú vị liên quan đến vấn đề cầm máu sau khi nhổ răng khôn. Bạn hãy theo dõi để có thể linh hoạt trong việc ứng dụng khi gặp phải trường hợp tương tự. 

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng bình thường hay bất thường?

Chảy máu sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng bình thường và thường xảy ra trong vài giờ đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài quá 24 giờ hoặc máu chảy quá nhiều, bệnh nhân cần liên hệ với nha sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Làm thế nào để cầm máu hiệu quả sau khi nhổ răng khôn?

Để cầm máu hiệu quả sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp như cắn chặt gạc vào vị trí nhổ răng, đặt túi trà lạnh lên má bên ngoài vùng nhổ răng, tránh súc miệng và các hoạt động gây áp lực lên vết thương trong 24 giờ đầu.

Nếu cục máu đông bị vỡ ra, bệnh nhân cần làm gì?

Trả lời: Nếu cục máu đông bị vỡ ra, bệnh nhân cần ngậm một miếng gạc sạch vào vị trí chảy máu và cắn chặt trong 30-60 phút. Nếu tình trạng chảy máu vẫn tiếp diễn sau đó, cần liên hệ với nha sĩ để được hỗ trợ.

Chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp sau khi nhổ răng khôn?

Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, sữa chua,… và tránh các đồ ăn cứng, dai, nóng hoặc cay. Bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước để duy trì cơ thể luôn đủ nước.

Khi nào thì tình trạng chảy máu sau nhổ răng khôn được coi là nguy hiểm và cần can thiệp y tế?

Tình trạng chảy máu sau nhổ răng khôn được coi là nguy hiểm khi máu chảy liên tục, không cầm được sau 24 giờ, kèm theo các triệu chứng như đau nhức dữ dội, sưng tấy lan rộng, sốt cao. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần liên hệ ngay với nha sĩ hoặc cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị kịp thời.

Địa chỉ nhổ răng an toàn nhanh chóng 

Nha khoa Smile - Cười là đẹp là địa chỉ nhổ răng uy tín
Nha khoa Smile – Cười là đẹp là địa chỉ nhổ răng uy tín

Nha khoa Smile – Cười là đẹp là địa chỉ nhổ răng uy tín không còn xa lạ đối với những người dân khu vực Tây Nam Bộ. Khi chọn điều trị tại Smile khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vì tất cả bác sĩ đều được đào tạo chính quy và liên tục được đào tạo nâng cao tay nghề nên đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài ra, nha khoa cũng đầu tư rất nhiều vào việc nâng cấp các trang thiết bị, máy móc hiện đại, vì thế, khi nhổ răng khôn tại đây bạn sẽ được tận hưởng những công nghệ mới nhất, giúp việc điều trị trở nên đơn giản, hiệu quả nhất. Không chỉ có vậy, Nha khoa Smile còn đặc biệt chú trọng đến vô trùng thiết bị nha khoa nhằm đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm trong quá trình điều trị cho khách hàng. Nên khách hàng có nhu cầu nhổ răng khôn hãy đến với các chi nhánh của Nha khoa Smile – Cười là đẹp tại tại tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang Bạc Liêu.

Địa chỉ của Nha khoa Smile - Cười là đẹp

☑️ 95, Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

☑️ PG1 – 05 Vincom, Lê Duẩn, Phường 1, TP Cà Mau

☑️ 125 Hòa Bình, Phường 7, TP Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

☑️ P11 – 03 KDT Phú Cường, Phan Thị Ràng, P. An Hòa, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang  

Sau khi nhổ răng, khách hàng sẽ được bác sĩ hướng dẫn tận tình cách dùng thuốc và chăm sóc tại nhà để vết thương nhanh lành. Chỉ sau vài ngày là có thể ăn uống và sinh hoạt lại bình thường.

Lời kết 

Với những thông tin trên, bệnh nhân có thể nắm rõ hơn về cách xử lý tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn cũng như nhận biết các dấu hiệu bất thường cần can thiệp y tế khi xảy ra tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, mỗi trường hợp nhổ răng khôn là khác nhau, vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của nha sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.

Những nội dung phổ biến
Tại sao không há miệng được sau khi nhổ răng?
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn do đâu? Cách cầm máu?
Chỉ định nhổ răng đã lấy tủy trong trường hợp nào? Có đau không?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn do đâu? Chữa thế nào?
Nhổ răng khôn bị sưng má trong bao lâu? Cách giảm sưng? 
Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome có đau không? Chi phí?
Chụp x-quang răng khôn là gì? Khi nào cần? Chi phí?
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Có tự khỏi không?
Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?
Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 
Tại sao răng nhạy cảm sau khi dán Veneer? Khắc phục thế nào? 
Bong tróc mặt dán sứ veneer do đâu? Điều trị thế nào?
Mẻ vỡ Veneer có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 
Đính đá lên răng là gì? Mục đích thực hiện? Chi phí? 
Răng sứ hỏng do đâu? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 
Tam giác đen trên răng là gì? Tác hại? Cách xử lý?
Gãy thân răng phần trên chỉ còn gốc dưới lợi phải làm sao?
14 tuổi còn một răng sữa có cần nhổ không?
Nuốt phải mắc cài niềng răng phải làm sao?

Gọi điện

Nhắn tin

Chat Zalo

Messenger