Facebook Zalo Youtube
Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?

Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?

Nội dung

Rate this post

Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước không là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm và tìm hiểu trước khi dán sứ Veneer. Đa phần vì các bạn sợ là răng khôn mọc lên sẽ làm dịch chuyển răng bên cạnh như răng số 7, số 6  và sẽ làm hỏng Veneer. Để có lời giải đáp cho câu hỏi này mời các bạn đọc tiếp bài viết sau đây. 

Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?

Những trường hợp răng khôn mọc nghiêng , xô lệch thì bác sĩ thường khuyến khích nhổ
Những trường hợp răng khôn mọc nghiêng , xô lệch thì bác sĩ thường khuyến khích nhổ

Mặt dán sứ Veneer (Laminate sứ) là vật liệu có dạng vỏ mỏng với độ dày từ 0.3 – dưới 1mm, giống với màu răng, được gắn độc lập lên bề mặt ngoài của răng, ôm vừa khít toàn thân răng – không dính vào các răng bên cạnh.Nó giúp cải thiện hình dáng răng và đạt được tính thẩm mỹ như mong muốn. Đồng thời, đây là phương pháp hiện đại, có chi phí khá cao nên rất nhiều khách hàng quan tâm là răng khôn có ảnh hưởng đến Veneer hay không  

Thực tế, khi dán răng sứ người ta sẽ thực hiện từ răng số 5 và không dán đến răng hàm. Đặc biệt chỉ dán trên cung cười khoảng 8-10 răng mỗi hàm. Cho nên, theo như mô tả thì chúng ta thấy răng khôn không ảnh hưởng đến mặt dán Veneer.

Tuy nhiên, những trường hợp răng khôn mọc nghiêng , xô lệch thì bác sĩ thường khuyến khích nhổ vì những chiếc răng xô lệch này sẽ ảnh hưởng đến răng số 7. Ngoài ra, chúng còn gây sâu răng, đau nhức. Hơn nữa, răng khôn ít có chức năng ăn nhai nên các bạn nên lựa chọn nhổ sớm. 

Phương pháp dán sứ Veneer là một phương pháp khó, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề, kỹ thuật tốt vì vậy các bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín để đạt được kết quả tốt nhất.

Trường hợp nào không cần nhổ răng khôn trước khi dán sứ Veneer? 

Không phải trường hợp nào khi dán sứ Veneer cũng được các bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn
Không phải trường hợp nào khi dán sứ Veneer cũng được các bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn

Không phải trường hợp nào khi dán sứ Veneer cũng được các bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn. Thường thì quyết định nhổ hãy giữ răng khôn sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và quyết định nhổ răng khôn hay không trước khi dán Veneer cần được bác sĩ nha khoa chuyên môn thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi người. Dưới đây là những trường hợp không cần nhổ răng khôn trước khi dán sứ Veneer mà bạn nên biết.

Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ

Đây là trường hợp lý tưởng nhất, không cần nhổ răng khôn trước khi dán sứ Veneer. Răng khôn mọc bình thường, không ảnh hưởng đến các răng lân cận, do đó không gây nguy cơ ảnh hưởng đến độ bền của mặt dán Veneer.

Răng cần dán Veneer có đủ men răng

Việc mài răng để dán Veneer chỉ cần lấy đi một lớp men răng mỏng. Nếu răng có đủ men răng, việc mài răng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe răng và không cần phải lo lắng về việc răng khôn mọc chen chúc.

Sức khỏe răng miệng tốt

Khi sức khỏe răng miệng tốt, nguy cơ viêm nhiễm sau khi nhổ răng khôn sẽ thấp hơn. Do đó, nếu bạn có sức khỏe răng miệng tốt, việc nhổ răng khôn trước khi dán Veneer không nhất thiết là điều bắt buộc.

Răng khôn không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười

Nếu răng khôn mọc lệch nhưng không ảnh hưởng đến nụ cười, bạn có thể quyết định không nhổ răng khôn trước khi dán Veneer. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi tình trạng răng khôn định kỳ để đảm bảo chúng không gây ra vấn đề gì về sau.

Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên, bạn có thể cân nhắc không nhổ răng khôn trước khi thực hiện dán Veneer. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để có được quyết định phù hợp nhất.

Những trường hợp bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn? 

Những trường hợp bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn
Những trường hợp bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn

Răng khôn là những chiếc răng mọc muộn nhất trong hàm răng, thường xuất hiện từ độ tuổi 17 đến 25. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chỗ trong hàm để mọc răng khôn một cách bình thường. Do đó, có một số trường hợp bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Cụ thể, những trường hợp cần nhổ bỏ răng khôn bao gồm :

Răng khôn mọc ngầm

Răng khôn mọc ngầm là trường hợp răng mọc bên trong xương hàm, không nhú lên khỏi nướu. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất và cần được nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hại như răng khôn mọc ngầm thường bị kẹt trong nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Từ đó, có thể dẫn đến sưng tấy, đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Ngoài ra, răng khôn mọc ngầm có thể đâm vào chân răng của các răng lân cận, dẫn đến tiêu xương hàm khiến chúng bị lung lay, yếu đi và có thể dẫn đến rụng răng.

Nếu không được nhổ bỏ, răng khôn mọc ngầm có thể phát triển thành u nang phá hủy cấu trúc xương hàm, ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch là trường hợp răng mọc không đúng vị trí, thường chen chúc hoặc đâm vào các răng lân cận. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ và tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng chẳng hạn như thường khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu. Nếu kéo dài có thể dẫn đến áp xe răng, gây sưng tấy, đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, răng khôn mọc lệch có thể chen chúc và đâm vào các răng lân cận, gây áp lực lên chân răng, làm lung lay và xô lệch các răng lân cận.Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười và chức năng ăn nhai. Do đó, việc nhổ bỏ răng khôn mọc lệch là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện. 

Răng khôn thiếu chỗ mọc

Răng khôn là những chiếc răng mọc muộn nhất trong hàm, thường xuất hiện từ độ tuổi 17 đến 25. Tuy nhiên, do cấu trúc xương hàm không đủ chỗ, răng khôn có thể gặp tình trạng thiếu chỗ mọc, dẫn đến nhiều nguy cơ và triệu chứng khó chịu.

Khi thiếu chỗ mọc, răng khôn có thể mọc chen chúc, đâm vào nướu hoặc má, gây ra cảm giác đau nhức, sưng tấy gây nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và ăn uống của người bệnh.

Đồng thời, thức ăn dễ bám vào tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý răng miệng.

Răng khôn gây ra các bệnh lý răng miệng 

Một số nghiên cứu cho thấy, răng khôn mọc ngầm có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiêu hóa, thậm chí ung thư.Viêm nhiễm do răng khôn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, áp xe gan, viêm nội tâm mạc,…

Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường như sưng đau, khó nhai, hay bị viêm nhiễm tại vị trí răng khôn, cần đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Tại sao nên nhổ răng khôn tại Nha khoa Smile? 

Nhổ răng khôn tại Smile rất an toàn và nhanh chóng
Nhổ răng khôn tại Smile rất an toàn và nhanh chóng

Nhìn chung, nhổ răng khôn không đáng sợ như bạn nghĩ. Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, việc nhổ răng khôn đã trở nên an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều. Đặc biệt, hiện nay nha khoa Smile có phương pháp nhổ răng bằng máy Piezotome do đó, bạn không nên quá lo lắng khi nhổ răng bởi quy trình này dường như được thực hiện an toàn, nhanh chóng không sưng và không đau. Hơn nữa có một số lý do khiến bạn yên tâm hơn khi lựa chọn nha khoa Smile để nhổ răng chẳng hạn như: 

Kỹ thuật nhổ răng tiên tiến

Nha khoa Smile cam kết sử dụng kỹ thuật nhổ răng tiên tiến, giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn và sưng tấy. Trong quá trình nhổ răng khôn bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê hiện đại để đảm bảo bạn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng.

Ngoài ra, nha khoa còn trang bị máy chụp X-quang Cone Beam CT giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí và hình dạng của răng khôn, từ đó có kế hoạch nhổ răng an toàn và hiệu quả hơn. Nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại quá trình nhổ răng khôn được đảm bảo thực hiện nhanh chóng, dứt khoát, không biến chứng, không sót chân răng và cam kết không nhiễm trùng sau khi nhổ răng. 

Quy trình nhổ răng chuyên nghiệp

Quy trình nhổ răng tại Nha khoa Smile được thực hiện bởi đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sau khi nhổ răng, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống để giúp vết thương mau lành và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Các bác sĩ Smile còn rất chu đáo và nhiệt tình luôn quan tâm thăm hỏi bệnh nhân trong quá trình điều trị. Vì thế nếu có bất kỳ sự bất thường nào bạn cứ mạnh dạng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời. 

Chi phí nhổ răng khôn tại Nha khoa Smile? 

Giá nhổ răng khôn tại nha khoa Smile thường giao động từ 700.000 - 3.000.000 đồng/răng
Giá nhổ răng khôn tại nha khoa Smile thường giao động từ 700.000 – 3.000.000 đồng/răng

Chi phí nhổ răng khôn tại Nha khoa Smile phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng răng cần nhổ, vị trí răng khôn, kỹ thuật nhổ răng, loại thuốc tê sử dụng,…

Tuy nhiên, Nha khoa Smile luôn cam kết mang đến dịch vụ nhổ răng khôn với mức giá cạnh tranh và hợp lý nhất cho khách hàng và luôn đặt chất lượng dịch vụ khách hàng lên hàng đầu. Chính vì thế, khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nha khoa nào tại Nha khoa Smile -Cười là đẹp khách hàng không phải bận tâm nhiều về vấn đề tài chính. 

Thực tế, giá nhổ răng khôn tại nha khoa Smile thường giao động từ 700.000 – 3.000.000 đồng/răng. Khi tiến hành thăm khám bác sĩ sẽ thông báo chi tiết cho bạn nắm rõ về tình trạng răng cần nhổ, quy trình thực hiện và chi phí cố định trước khi nhổ răng. Cho nên, bạn sẽ không phải lo việc phát sinh chi phí trong quá trình điều trị. Nếu bạn có bất kỳ thức mắc hay vướng ngại gì về dịch vụ nha khoa hãy liên hệ đến số hotline của Nha khoa Smile để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ. 

Lời kết 

Tóm lại, việc nhổ răng khôn trước khi dán sứ Veneer hay không cần được đánh giá bởi nha sĩ dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể về việc có cần nhổ răng khôn trước khi dán sứ Veneer hay không. Chúng tôi mong rằng qua bài viết trên bạn cũng sẽ nắm được một ít thông tin thú vị về vấn đề nhổ răng khôn và trường hợp nào cần và  không cần nhổ răng khôn.  

Những nội dung phổ biến
Tại sao không há miệng được sau khi nhổ răng?
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn do đâu? Cách cầm máu?
Chỉ định nhổ răng đã lấy tủy trong trường hợp nào? Có đau không?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn do đâu? Chữa thế nào?
Nhổ răng khôn bị sưng má trong bao lâu? Cách giảm sưng? 
Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome có đau không? Chi phí?
Chụp x-quang răng khôn là gì? Khi nào cần? Chi phí?
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Có tự khỏi không?
Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?
Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 
Tại sao răng nhạy cảm sau khi dán Veneer? Khắc phục thế nào? 
Bong tróc mặt dán sứ veneer do đâu? Điều trị thế nào?
Mẻ vỡ Veneer có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 
Đính đá lên răng là gì? Mục đích thực hiện? Chi phí? 
Răng sứ hỏng do đâu? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 
Tam giác đen trên răng là gì? Tác hại? Cách xử lý?
Gãy thân răng phần trên chỉ còn gốc dưới lợi phải làm sao?
14 tuổi còn một răng sữa có cần nhổ không?
Nuốt phải mắc cài niềng răng phải làm sao?

Gọi điện

Nhắn tin

Chat Zalo

Messenger