Facebook Zalo Youtube
Nuốt phải mắc cài niềng răng phải làm sao?

Nuốt phải mắc cài niềng răng phải làm sao?

Nội dung

Rate this post

Nuốt mắc cài chỉnh nha là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai đang điều trị chỉnh nha. Vậy thì điều gì xảy ra nếu bạn nuốt mắc cài chỉnh nha? Bài viết sau đây sẽ giải thích những việc cần làm nếu bạn nuốt mắc cài chỉnh nha.

Nuốt phải mắc cài niềng răng có nguy hiểm không?

Niềng răng nuốt phải mắc cài ẩn chứa nhiều nguy hiểm
Niềng răng nuốt phải mắc cài ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Nuốt mắc cài niềng răng có sao không là nỗi lo của không ít người. Tình trạng này ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cụ thể như sau: 

Tổn thương cơ quan tiêu hóa

Khi nuốt phải mắc cài có thể tạo ra nguy cơ tổn thương lớn đối với cơ quan tiêu hóa. Trong quá trình đi qua đường tiêu hóa, mắc cài có thể gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng như thực quản, dạ dày, và ruột non.

Các cạnh sắc nhọn của mắc cài có thể tạo ra những vết xước hoặc rách trên niêm mạc của các cơ quan này, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chảy máu, viêm nhiễm, và thậm chí thủng. Nguy cơ này đặc biệt cao khi mắc cài có kích thước lớn hoặc có nhiều cạnh sắc nhọn, làm tăng khả năng gây tổn thương và mối đe dọa đến sức khỏe của người bị nuốt phải mắc cài.

Tắc nghẽn đường ruột

Tắc nghẽn đường ruột là một trong những mối nguy hiểm nhất khi nuốt phải mắc cài, đặc biệt là đối với trẻ em có đường ruột nhỏ hơn và dễ bị tắc nghẽn hơn người lớn. Tình trạng tắc nghẽn đường ruột có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các triệu chứng của tình trạng tắc nghẽn đường ruột bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, và táo bón. Nếu gặp phải ở trẻ em thì chúng sẽ có biểu hiện quấy khóc và không thoải mái do đau đớn từ tình trạng này.

Nếu không được điều trị kịp thời, tắc nghẽn đường ruột có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như hoại tử ruột, trong đó một phần của ruột không nhận được dưỡng chất và oxi cần thiết. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể đe dọa tính mạng và  tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của tắc nghẽn đường ruột sau khi nuốt phải mắc cài, bạn phải nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để đảm bảo điều trị kịp thời và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Xuyên thủng ruột

Xuyên thủng ruột là một sự cố hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Tình huống này gây ra rất nhiều sự nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người gặp phải và tạo điều kiện cho việc nhiễm trùng ổ bụng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, mắc cài có thể tạo ra những lỗ thủng trên thành ruột, làm cho nội dung ruột tiếp xúc với ổ bụng và mô xung quanh.

Biến chứng này là một tình trạng nguy hiểm và đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức. Phẫu thuật thường là biện pháp điều trị phù hợp để khắc phục vấn đề xuyên thủng ruột và ngăn chặn sự lan truyền của nhiễm trùng. Quá trình phẫu thuật này giúp đặt lại và khâu lại các phần ruột bị thủng, đồng thời loại bỏ nhiễm trùng và ngăn chặn sự lây lan của nó.

Đối với những người bị nuốt phải mắc cài và có bất kỳ triệu chứng nào đều nguy hiểm, đặc biệt là đau bụng cực kỳ dữ dội, sốt cao, hay bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào khác. Chính vì thế ngay khi phát hiện bất thường cần điều trị kịp thời và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Ảnh hưởng đến quá trình niềng răng

Nuốt mắc cài có thể có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình niềng răng và có khả năng khiến mắc cài bị di chuyển hoặc làm mất vị trí ban đầu.Từ đó, gây mất ổn định cho việc niềng răng và đôi khi đòi hỏi việc gắn lại mắc cài mới.

Quá trình gắn lại mắc cài không chỉ là một quy trình phức tạp mà còn kéo dài thêm thời gian điều trị. Đối với những người đang trong quá trình niềng răng, mắc cài không ổn định có thể làm chậm tiến độ niềng và đôi khi cần thêm các điều chỉnh bổ sung để đảm bảo hiệu suất của quá trình niềng răng

Nếu bạn nghi ngờ rằng ai đó đã nuốt phải mắc cài hoặc bất kỳ vật dụng nào khác, đặc biệt là trẻ em, ngay lập tức hãy đưa họ đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như X-quang để xác định vị trí của vật thể và xác định liệu trạng thái sức khỏe của người đó có nguy hiểm hay không.

Cách xử lý hiệu quả khi nuốt mắc cài niềng răng

Khi bị rớt mắc cài niềng răng, việc đầu tiên bạn cần làm là không nên hoảng loạn. Nếu mắc cài bị rơi ra, hãy làm sạch và cất nó đi để mang theo đến buổi hẹn nha khoa tiếp theo của bạn. Đối với những trường hợp mắc cài gây tổn thương nướu hoặc mô mềm khác, bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha để bảo vệ má và nướu khỏi các mảnh kim loại. Sáp chỉnh nha là một loại sáp vô hại và có tác dụng tạm thời bảo vệ các mô mềm trong miệng cho đến khi bạn đến phòng khám nha khoa.

Bạn không nên tự ý thực hiện các thao tác điều chỉnh như kéo chỉnh dây cung, nhai thức ăn cứng, hay sử dụng bất kỳ chất liệu nào để đính mắc cài tạm thời mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây thêm vấn đề và duy trì hiệu suất của quá trình niềng răng.

Trong trường hợp nuốt phải mắc cài và cảm thấy khó thở hoặc có bất kỳ dấu hiệu đau đớn trong dạ dày nên đến ngay phòng cấp cứu để đảm bảo an toàn và ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra.

Làm sao để phòng tránh mắc cài bung rớt?

Để phòng tránh mắc cài bung rớt, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Chế độ ăn uống

Bạn nên hạn chế tiêu thụ các thức ăn cứng, dai, dính hoặc có tính axit cao
Bạn nên hạn chế tiêu thụ các thức ăn cứng, dai, dính hoặc có tính axit cao

Bạn nên hạn chế tiêu thụ các thức ăn cứng, dai, dính hoặc có tính axit cao như đá, kẹo cứng, trái cây sấy khô, nước ngọt, và cà phê. Bởi vì những thực phẩm này có thể gây áp lực mạnh lên mắc cài và dây cung, làm tăng khả năng bung rớt của chúng. Ngoài ra để ăn uống dễ dàng hơn bạn cần cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn để giảm áp lực lên mắc cài. Hơn nữa, việc nhai thức ăn bằng răng hàm thay vì bằng răng cửa cũng là quy tắc quan trọng để tránh tình trạng mắc cài bung rớt. Bằng cách này, bạn có thể giảm nguy cơ gặp phải tình trạng khẩn cấp và duy trì sự ổn định của mắc cài.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bàn chải quá cứng, hoặc vệ sinh răng quá mạnh không đúng kỹ thuật là nguyên nhân phổ biến khiến mắc cài bị bung. Vì thế, để tránh tình trạng này, bạn nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ, bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.

Kết hợp thêm dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các kẽ răng. Nếu muốn làm sạch chuyên sâu hơn bạn có thể tìm hiểu và mua các loại nước súc miệng chuyên dụng cho người niềng răng theo hướng dẫn của nha sĩ và tuân thủ lịch khám răng định kỳ 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra và điều chỉnh mắc cài nếu cần thiết.

Thói quen sinh hoạt

Bạn nên tránh các hoạt động thể thao mạnh khi niềng răng
Bạn nên tránh các hoạt động thể thao mạnh khi niềng răng

Muốn mắc cài không bị rớt bạn nên tránh các hoạt động thể thao mạnh hoặc va chạm mạnh có thể tác động đến mắc cài. Nếu chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động có nguy cơ va đập cao hãy đeo dụng cụ bảo vệ hàm. Đồng thời, tuyệt đối không được dùng tay hoặc vật dụng khác để cạy, bẩy hoặc tác động lên mắc cài cũng như tránh các thói quen xấu như cắn móng tay, nhai bút,… nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra với mắc cài niềng răng. 

Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ

Sử dụng sáp nha khoa để che các cạnh sắc nhọn của mắc cài
Sử dụng sáp nha khoa để che các cạnh sắc nhọn của mắc cài

Sử dụng sáp nha khoa để che các cạnh sắc nhọn của mắc cài, giúp giảm nguy cơ cọ xát và tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thun nịt để cố định dây cung vào mắc cài, giúp tăng độ bám dính và giảm nguy cơ bung rớt.

Các câu hỏi thường gặp 

Một vài câu hỏi nhỏ dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích liên quan đến vấn đề nuốt mắc cài nha khoa. Bạn hãy tham khảo thêm để có cách xử lý khi gặp phải tình trạng tương tự. 

Nếu nuốt mắc cài chỉnh nha thì phải đợi bao lâu để loại mắc cài ra khỏi cơ thể?

Nếu mắc cài chỉnh nha không đi vào phổi thì mắc cài hoặc dây chỉnh nha sẽ đi vào dạ dày và sau đó thoát ra khỏi cơ thể qua phân. Quá trình này có thể mất 24-48 giờ.

Mắc cài nuốt vào có thể bị axit dạ dày hòa tan hoàn toàn không?

Mắc cài nuốt vào không thể bị axit dạ dày hòa tan hoàn toàn. Mắc cài thường được làm từ kim loại hoặc sứ, là những vật liệu không tan trong axit dạ dày. Axit dạ dày chỉ có thể hòa tan một số chất nhất định,

Nếu không thể đến nha khoa ngay cần làm gì khi mắc cài sắp rơi? 

Nếu không thể đến gặp bác sĩ chỉnh nha ngay lập tức, bạn nên cố định các bộ phận lỏng lẻo vào đúng vị trí bằng sáp chỉnh nha và chăm sóc kỹ dụng cụ chỉnh nha của mình, đặc biệt là khi ăn uống và đến gặp bác sĩ chỉnh nha càng sớm càng tốt.

Khi nào cần đi khám bác sĩ sau khi nuốt mắc cài?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi nuốt mắc cài: Đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, táo bón, đi tiêu ra máu, sốt,…

Nên niềng răng ở đâu để đảm bảo an toàn? 

Nha khoa Smile -Cười là đẹp là địa chỉ niềng răng uy tín
Nha khoa Smile -Cười là đẹp là địa chỉ niềng răng uy tín

Đến với Nha khoa Smile – Cười là đẹp bạn có thể hoàn toàn an tâm niềng răng bởi vì 100% bác sĩ tại đều tốt nghiệp tại các trường  danh giá và được đào tạo chuyên sâu nên có tay nghề cao và đã từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha. Cùng với đó là đầu tư trang thiết bị hiện đại và cơ sở vật chất tốt nhất nha khoa Smile luôn đảm bảo quy trình niềng răng của khách hàng diễn ra thuận lợi nhất. 

Hơn thế nữa, đội ngũ nhân viên tại đây rất nhiệt tình chu đáo và được đào tạo bài bản và thuần thục về kiến thức niềng răng, đảm bảo hỗ trợ khách hàng 24/7 trong suốt quá trình niềng răng. Khách hàng khi đồng ý điều trị sẽ được chúng tôi cam kết về hiệu quả điều trị, thời gian dự kiến hoàn thành, chi phí cần thanh toán, đảm bảo không phát sinh trong quá trình điều trị. Từ đó, khách hàng có thể hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian đồng hành cùng phòng khám Nha khoa Smile – Cười là đẹp. 

Hiện tại, nha khoa chúng tôi đang có 4 chi nhánh tại tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang Bạc Liêu.. 

Địa chỉ của Nha khoa Smile - Cười là đẹp

☑️ 95, Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

☑️ PG1 – 05 Vincom, Lê Duẩn, Phường 1, TP Cà Mau

☑️ 125 Hòa Bình, Phường 7, TP Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

☑️ P11 – 03 KDT Phú Cường, Phan Thị Ràng, P. An Hòa, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang  

Các chi nhánh đều cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc răng miệng nên khách hãy có thể tin tưởng khi đến bất kỳ chi nhánh nào. 

Lời kết 

Tóm lại, nuốt mắc cài niềng răng là một trong những sự cố không ai mong muốn. Vì vậy, để có một lộ trình niềng răng an toàn và hiệu quả bạn nên lựa chọn địa chỉ chỉnh nha uy tín,bác sĩ chỉnh nha có tay nghề và có tâm. Trong quá trình chỉnh nha nếu gặp tình trạng này, bạn cần bình tĩnh và đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để có hướng khắc phục phù hợp nhé. Hãy liên hệ ngay với nha khoa Smile – Cười là đẹp nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. 

Những nội dung phổ biến
Tại sao không há miệng được sau khi nhổ răng?
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn do đâu? Cách cầm máu?
Chỉ định nhổ răng đã lấy tủy trong trường hợp nào? Có đau không?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn do đâu? Chữa thế nào?
Nhổ răng khôn bị sưng má trong bao lâu? Cách giảm sưng? 
Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome có đau không? Chi phí?
Chụp x-quang răng khôn là gì? Khi nào cần? Chi phí?
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Có tự khỏi không?
Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?
Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 
Tại sao răng nhạy cảm sau khi dán Veneer? Khắc phục thế nào? 
Bong tróc mặt dán sứ veneer do đâu? Điều trị thế nào?
Mẻ vỡ Veneer có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 
Đính đá lên răng là gì? Mục đích thực hiện? Chi phí? 
Răng sứ hỏng do đâu? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 
Tam giác đen trên răng là gì? Tác hại? Cách xử lý?
Gãy thân răng phần trên chỉ còn gốc dưới lợi phải làm sao?
14 tuổi còn một răng sữa có cần nhổ không?
Nuốt phải mắc cài niềng răng phải làm sao?

Gọi điện

Nhắn tin

Chat Zalo

Messenger