Facebook Zalo Youtube
Nướu răng là gì? Hướng dẫn chăm sóc nướu răng?

Nướu răng là gì? 7 Căn bệnh nướu hay mắc phải?

Nội dung

5/5 - (1 bình chọn)

Nướu răng là một bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phản ánh các bệnh về răng miệng. Để hiểu rõ hơn về nướu răng cũng như cách chăm sóc nướu răng đúng cách. Mời các bạn tìm hiểu nội dung chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

Nướu răng là gì và vị trí nằm ở đâu?

Nướu hay còn được gọi là lợi chúng là một mô mềm bao quanh răng được phủ ở cả hai hàm trên và dưới và kéo dài cả bề mặt hàm.

Chức năng của Nướu là gì?

Nó có chức năng để giữ răng đúng vị trí và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cấu tạo gồm những bộ phận nào?

Cấu tạo của Nướu
Cấu tạo của Nướu

Cấu tạo của nướu được bao gồm 5 phần chính là nướu dính và nướu tự do và dây chằng nướu. Mỗi một bộ phận sẽ có một đặc điểm và chức năng riêng biệt. 

Nướu dính 

Nướu dính là phần nướu kế tiếp phần nướu rời, thường thì phần nướu này sẽ có bề rộng từ 0,5 – 6mm. Đây là loại nướu cố định áp chặt vào xương ổ răng và không thay đổi dưới sức nhai.,Nướu dính là bộ phận cấu tạo nên tổ chức nha chu và có nhiệm vụ giúp răng đứng vững trên cung hàm, nâng đỡ, bảo vệ chân răng. Chính vì vậy nếu phần nướu dính gặp bất kỳ tổn thương này thì chúng đều tác động đến chân răng và dễ dẫn tới tình trạng mất răng. 

Nướu rời

Nướu rời còn có tên gọi khác là nướu tự do vì đây là phần nướu không dính vào răng mà chỉ viền bao quanh cổ răng được ngăn với nướu dính bởi một rãnh nhỏ gọi là rãnh nướu rời. Nướu rời có chiều rộng khoảng 1mm chúng liên kết tạo thành những vách mềm của khe nướu. Đối với nướu rời chúng ta có thể dùng cây thăm dò để chạm và tách nướu ra khỏi thân răng.

Khe nướu

Là một rãnh nhỏ hẹp hình chữ V có vai trò rất quan trọng đồng thời là nơi tiếp xúc giữa nướu rời và mặt răng. Chiều sâu của khe nướu bình thường là từ khoảng 0 đến 3,5mm và được chia thành 2 vách:

  • Vách mềm là nướu rời
  • Vách cứng là bề mặt gốc răng.

Bên cạnh đó giữa khe nướu thường xuyên tiết ra một chất dịch có lợi chúng sẽ rửa sạch và sát trùng khe nướu. Tuy nhiên, khe nướu cũng là nơi tạo nên các vấn đề viêm nướu một phần là do khe nướu mỏng và không được sừng hóa nên vi khuẩn dễ tấn công gây ra các bệnh lý như viêm nướu. 

Gai nướu

Gai nướu (nướu kẽ răng) là một phận có hình tháp và nằm giữa hai răng. Thường các bệnh viêm nha chu rất dễ hình thành nguyên nhân do gai nướu quá to hoặc không có gai nên các mảng bám thức ăn dễ dàng bị ứ đọng lại tạo những lỗ hốc trong kẽ răng và giúp vi khuẩn sinh soi phát triển mạnh.

Dây chằng nướu

Dây chằng sẽ gồm 2 bộ phận chính là sợi oxytalan và sợi collagen xếp thành các bó sợi.

và được xem là một cấu trúc mô liên kết quan trọng. Chúng có nhiều tế bào bao bọc quanh gốc răng với nhiệm vụ nối giữ gốc răng nằm tại xương ổ răng. Dây chằng nướu sẽ có chiều rộng thay đổi theo tuổi, giai đoạn mọc răng và những đặc điểm chức năng của răng nhưng trung bình là từ 0.1 đến 0,25 mm. 

Dấu hiệu cho thấy nướu răng khỏe mạnh 

Dấu hiệu nướu khỏe mạnh
Dấu hiệu nướu khỏe mạnh

Nếu nướu răng bạn có các dấu hiệu sau đây chứng tỏ bạn đang có một sức khỏe răng miệng tốt:

  • Nướu có màu hồng san hô hoặc hồng sẫm
  • Bên ngoài nướu không xuất hiện những đốm nhỏ, mụn trắng,phần nướu cũng ôm sát cổ răng một cách tự nhiên, tạo thành hình dáng vòng cung
  • Nướu không bị sưng, đổi thành màu đỏ đặt biệt lúc ấn vào không xuất hiện mủ.
  • Vị trí của răng được giữ cố định, không ảnh hưởng đến khớp cắn, răng đứng vững không có dấu hiệu lung lay. 
  • Khi thở bạn cảm thấy hơi thở thơm mát, dễ chịu, ăn uống không thấy đau và ê buốt.

Bệnh nướu răng là gì, nó được xác định như thế nào?

Nướu răng khỏe mạnh và nướu răng bị viêm
Nướu răng khỏe mạnh và nướu răng bị viêm

Các bệnh về nướu bắt đầu chủ yếu từ một bệnh gọi là viêm nướu. Dấu hiệu rõ ràng nhất của viêm nướu là chảy máu. Chảy máu nướu răng khi đánh răng, đôi khi có thể xảy ra bất ngờ, là dấu hiệu của viêm nhiễm. Nếu viêm nướu không được điều trị kịp thời, nó sẽ lan đến xương hàm xung quanh răng và có thể tiến triển thành nhiễm trùng nặng gọi là viêm nha chu, khiến tiêu xương hàm theo thời gian và răng bị lung lay.

Với các bệnh về nướu, nướu sưng tấy, đỏ và chảy máu. Khi nó đến xương hàm, nơi đang bị viêm ở nướu, nó bắt đầu làm tiêu xương và nướu bắt đầu kéo lại cùng với xương hàm. Do mất xương hàm và nướu bao quanh nó, sự nhạy cảm, mòn và biến dạng của răng được quan sát thấy khi bề mặt chân răng lẽ ra được bọc bằng xương sẽ bị lộ ra ngoài. Tình trạng này, ngoài việc không tốt, còn mang đến vẻ ngoài mất thẩm mỹ.

Tại sao xảy ra bệnh nướu răng?

Ở mỗi cá nhân, tất cả các bề mặt răng, giữa các răng và trong sự kết hợp giữa răng và nướu, đều quan sát thấy một lớp vi khuẩn mềm như kem được gọi là mảng bám vi sinh vật. Khi mảng bám này không thể được loại bỏ hoàn toàn bằng bàn chải đánh răngchỉ nha khoa, một môi trường được hình thành cho phép các loài vi khuẩn có hại sinh sống và vi khuẩn có hại dần dần sinh sôi. Các chất có hại do vi khuẩn tạo ra gây viêm nướu và làm tiêu xương xung quanh răng.

Ngoài ra, mảng bám răng vi khuẩn cứng lại theo thời gian và trở thành đá răng (cao răng). Nhiều mảng bám tích tụ trên đá đánh răng, có cấu trúc thô ráp, và sự tiến triển của bệnh nướu răng sẽ tăng tốc. Và còn do các bệnh như hút thuốc lá, đái tháo đường và một số yếu tố di truyền là những yếu tố nguy cơ tạo điều kiện cho bệnh nướu răng xuất hiện.

7 Căn bệnh mà nướu hay mắc phải

Nếu bạn không có một kế hoạch chăm sóc nướu răng cũng như vệ sinh răng miệng tốt thì việc vi khuẩn hình thành do sự tích tụ của các mảng bám thức ăn không được làm sạch sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý về nướu như viêm nướu và viêm nha chu. 

Khi nướu bị vi khuẩn tấn công các mô nướu nâng đỡ răng bị sẽ bị phá hủy từ từ nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hàm ăn nhai và nguy cơ mất răng cao. Dưới đây là một số bệnh lý răng miệng liên quan đến nướu răng mà bạn cần phải biết. 

Viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh răng miệng phổ biến và chúng ta rất hay gặp phải. Biểu hiện của bệnh viêm nướu rất dễ nhận biết bạn có thể nhìn thấy thông qua các triệu chứng như cảm thấy nướu bị sưng đỏ, đau nhức, chảy máu nướu răng, các mảng bám cao răng bám dày, hơi thở có mùi hôi khó chịu, chân răng dài hơn,…

Khi phát hiện thấy những dấu hiệu này bạn nên đến ngay các phòng khám nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời nhằm hạn chế mọi biến chứng và rủi ro lây lan tới các mô lợi xung quanh cũng như tác động xương, các cơ quan lân cận. 

Viêm nha chu

Viêm nha chu
Viêm nha chu

Nha chu là bệnh răng miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và dấu hiệu nhận biết tình trạng này là mô nha chu sưng đỏ, đau nhức,khó chịu, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như vệ sinh gặp miệng, có mùi hôi miệng túi nha chu chứa mủ trắng. Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan nên điều trị sớm để tránh gây nên một số biến chứng như mất răng, bệnh tiểu đường, hô hấp, tiêu hóa,…

Chảy máu nướu

Nguyên dẫn tới tình trạng chảy máu nướu răng xuất phát từ thói quen ăn uống, vệ sinh và sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng này kéo dài bạn nên đến nha khoa để thăm khám và kiểm tra vì có khả năng chảy máu nướu là biểu hiện của một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn máu, thiếu máu hay bệnh bạch cầu,…Vì vậy cần xác định rõ tình trạng chảy máu nướu do đâu để có phương án xử lý và điều trị dứt điểm. 

Hình thành mụn trắng

Bệnh này xảy ra ở phần lớn trẻ em cụ thể chúng ta có thể quan sát thấy nướu răng mọc các nốt đỏ mọng nước, khi vỡ sẽ chảy ra dịch màu trắng tại khu vực nướu gây cảm giác kho chịu và nhiều trường hợp bị đau và chảy máu.

Áp xe răng

Đây là một dạng biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt răng. Người bị áp xe răng thường có cảm giác rất đau đớn việc ăn uống về vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Nếu để lâu tình trạng này sẽ có diễn biến phức tạp hơn và phát triển thành viêm tủy, lan xuống vùng xương ở dưới chân răng dẫn tới hoại tử tạo nên nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Viêm sàn miệng mức độ nặng

Viêm sàn miệng mức độ nặng hay còn gọi là hoại tử sàn miệng bệnh này vô cùng nguy hiểm khiến người mắc ngừng hô hấp và dẫn tới tử vong. 

Tụt nướu

Tụt nướu là tình trạng nướu bị kéo ra khỏi răng. Điều này có thể làm lộ chân răng, khiến chúng dễ bị sâu và nhiễm trùng hơn.

Hướng dẫn chăm sóc nướu răng đúng cách 

Cần có kế hoạch chăm sóc nướu răng đúng cách
Cần có kế hoạch chăm sóc nướu răng đúng cách

Nướu răng cũng như các bộ phận khác chúng ta cần có kế hoạch chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe răng miệng cụ thể như sau: 

  • Thường xuyên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng để bác sĩ kiểm tra răng và nướu nếu phát hiện các bệnh lý về nướu sẽ lên phương án và kế hoạch điều trị kịp thời. . 
  • Chải răng đúng cách đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ nướu răng, bạn không nên cọ xát mạnh vào nướu để tránh làm tổn thương cũng như chảy máu nướu răng. 
  • Đối với những người bị các tình trạng răng lệch lạc, khấp khểnh thì nên chú trọng việc vệ sinh nướu, lưỡi sạch sẽ 
  • Khuyến khích sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đặt biệt bạn nên trang bị bàn chải đánh răng lông mềm hoặc bàn chải điện tử để giúp bảo vệ răng và nướu tốt hơn.
  • Kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ mảng bám tích tụ tại kẽ và cổ răng.
  • Không nên ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng hay quá dai, quá cứng, hút thuốc, uống cà phê, rượu bia và sử dụng các thực phẩm gây hại cho nướu răng. 
  • Loại bỏ các thói quen xấu như cắn chỉ, mút tay, cắn nắp chai, cắn móng tay,…
  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm dinh dưỡng như cá, trứng, thịt đỏ,
  • Nên uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng
  • Lấy cao răng thường xuyên 6 tháng/lần để ngăn ngừa hình thành bệnh về nướu hoặc sâu răng.

Các câu hỏi thường gặp 

Dưới đây là một vài câu hỏi liên quan đến nướu răng mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về nướu và có cách chăm sóc phù hợp.

Vì sao nướu chảy máu?

Nướu chảy máu có rất nhiều nguyên nhân vì dụ như tuổi càng cao, ngày càng nhiều người bị chảy máu sau khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Tình trạng chảy máu nướu răng là tình trạng cảnh cáo về các bệnh lý răng miệng kèm theo đó sẽ là các dấu hiệu như nướu sưng đỏ, kích ứng.

Có thể nói chảy máu nướu là biểu hiện ban đầu có bệnh lý và rất nhiều người chủ quan và bỏ qua vì nghĩ chúng không nghiêm trọng nhưng thực chất lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Cho nên bạn cần tăng cường chăm sóc răng miệng hàng ngày và đến nha sĩ thường xuyên hơn để lấy mảng bám và vôi răng định kỳ để hạn chế tình trạng phát triển của vi khuẩn tấn công. 

Vì sao bị tụt nướu răng?

Khi bạn nhận thấy nướu và xương tụt khỏi răng và hầu như phần chân răng ngày càng bị lộ ra, điều đó có nghĩa là bạn bị tụt nướu. Tụt nướu hay có tên gọi khác là co nướu phần chân răng lộ ra rất dễ bị vi khuẩn có hại tấn công và khoang miệng trở thành môi trường cho hàng loạt vấn đề sức khỏe. Khi phát hiện nướu bị viêm đỏ và chảy máu khi chải răng thì nên đến bác sĩ để kiểm tra vì nếu kéo dài tình trạng tụt nướu càng nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả không khắc phục được, như tiêu ngà răng nhạy cảm, dễ ê buốt hoặc nhiễm trùng.

Cách phân biệt viêm nướu và viêm nha chu?

Viêm nướu và viêm nha chu là 2 bệnh khác nhau, mặc dù có nguyên nhân và triệu chứng khá giống nhau nhưng mức độ ảnh hưởng và việc điều trị của từng loại bệnh lại không giống nhau.

  • Viêm nướu: là viêm nhiễm phần nướu xung quanh răng, làm nướu bị kích ứng, ửng đỏ, sưng tấy và dễ bị chảy máu. Có thể hiểu viêm nướu là một trong những biểu hiện đầu tiên của viêm nha chu
  • Viêm nha chu: là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị viêm nếu không điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Địa chỉ điều trị viêm nướu răng uy tín 

Viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng cần điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng vfa gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác. 

Bạn nên chọn các phòng khám nha khoa uy tín như nha khoa Smile – Cười là đẹp để thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh viêm nướu răng. Với hệ thống 4 chi nhánh tại các tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu, Nha khoa Smile – Cười là đẹp chúng tôi sẽ đáp ứng được nhu cầu điều trị của rất nhiều bệnh nhân về bệnh viêm nướu răng cũng như viêm nha chu..

Địa chỉ của Nha khoa Smile - Cười là đẹp

☑️ 95, Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

☑️ PG1 – 05 Vincom, Lê Duẩn, Phường 1, TP Cà Mau

☑️ 125 Hòa Bình, Phường 7, TP Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

☑️ P11 – 03 KDT Phú Cường, Phan Thị Ràng, P. An Hòa, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào các dịch vụ của Nha khoa Smile – Cười là đẹp bởi vì chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất dưới sự thực hiện của các bác sĩ chuyên môn, đội ngũ chăm sóc tận tình, trang thiết bị máy móc hiện đại. Cam kết thăm khám kỹ lưỡng chuyên nghiệp và sớm phát hiện điều trị dứt điểm kịp thời các bệnh lý răng miệng nói chung và về nướu nói riêng. 

Kết luận 

Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về nướu răng cũng như cách chăm sóc nướu đúng cách để giữ cho nướu luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận để được tư vấn chi tiết từng vấn đề. 

Những nội dung phổ biến
Tại sao không há miệng được sau khi nhổ răng?
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn do đâu? Cách cầm máu?
Chỉ định nhổ răng đã lấy tủy trong trường hợp nào? Có đau không?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn do đâu? Chữa thế nào?
Nhổ răng khôn bị sưng má trong bao lâu? Cách giảm sưng? 
Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome có đau không? Chi phí?
Chụp x-quang răng khôn là gì? Khi nào cần? Chi phí?
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Có tự khỏi không?
Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?
Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 
Tại sao răng nhạy cảm sau khi dán Veneer? Khắc phục thế nào? 
Bong tróc mặt dán sứ veneer do đâu? Điều trị thế nào?
Mẻ vỡ Veneer có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 
Đính đá lên răng là gì? Mục đích thực hiện? Chi phí? 
Răng sứ hỏng do đâu? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 
Tam giác đen trên răng là gì? Tác hại? Cách xử lý?
Gãy thân răng phần trên chỉ còn gốc dưới lợi phải làm sao?
14 tuổi còn một răng sữa có cần nhổ không?
Nuốt phải mắc cài niềng răng phải làm sao?

Gọi điện

Nhắn tin

Chat Zalo

Messenger