Facebook Zalo Youtube
3 loại thun chuỗi niềng răng và cách sử dụng 

3 loại thun chuỗi niềng răng và cách sử dụng 

Nội dung

5/5 - (1 bình chọn)

Thun chuỗi là một trong những khí cụ niềng răng được sử dụng trong phương pháp niềng răng mắc cài. Chúng có tác dụng như thế nào? Cách sử dụng thun chuỗi niềng răng ra sao? Để tìm hiểu các thông tin này mời các bạn cùng nha khoa Smile – Cười là đẹp tìm hiểu trong các nội dung sau đây nhé.

Thun chuỗi niềng răng là gì?

Thun chuỗi niềng răng hay còn được gọi là chun chuỗi chỉnh nha đây là một dải cao su nhiều vòng hình chữ O được kết nối liên tục với nhau. Chúng có chức năng đóng các khoảng trống giữa các nhóm răng lại khác nhau trong cùng một lúc. Bên cạnh đó thun chuỗi còn được làm từ chất liệu cao su, có độ đàn hồi tốt và tuyệt đối an toàn, thân thiện với người sử dụng.

Thun chuỗi niềng răng
Thun chuỗi niềng răng

Tác dụng của thun chuỗi niềng răng là gì?

Thun chuỗi mang lại rất nhiều lợi ích cho cho bệnh nhân trong đó phải kể đến các tác dụng cực kỳ quan trọng như là:

  • Thu hẹp khoảng cách giữa các răng: Do sở hữu tính chất đàn hồi cao nên thun chuỗi thường được sử dụng để thu hẹp khoảng cách giữa các răng hay còn được hiểu là đóng các khoảng trống giữa răng này với răng khác, giữa nhóm răng này với nhóm răng khác nhằm mục đích ngăn không cho các khoảng trống này rộng thêm.
  • Thúc đẩy khoảng cách đều nhau: Thun chuỗi góp phần tạo ra các khoảng cách đều nhau giữa các răng. Loại thun này được dụng trong các phương pháp như trám răng, bọc mão hoặc dán sứ.
  • Sắp xếp răng khấp khểnh: Chất đàn hồi thun chuỗi sẽ tạo áp lực liên tục để từ từ đưa răng khấp khểnh trở lại thẳng hàng vfa đều đẹp hơn.
  • Dịch chuyển răng: Theo thời gian, nhờ các xích trợ lực mà răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
  • Điều chỉnh khớp cắn: Bên cạnh các tác dụng trên thì thun chuỗi còn được dùng để điều chỉnh các khớp cắn giúp phục hồi chức năng nhai và vệ sinh ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
    Thúc đẩy khoảng cách đều nhau
    Thúc đẩy khoảng cách đều nhau

Có mấy loại thun chuỗi?

Hiện nay thun chuỗi được sử dụng khá phổ biến chính vì thế để dễ dàng nhận biết và váuwr dụng người ta chia chúng thành các loại sau đây:

  • Thun chuỗi đóng: Vòng chữ O gắn vào từng răng/mắc cài, loại này chỉ có 1 thun duy nhất mỗi thun liên kết 2 răng kề nhau.
  • Thun chuỗi ngắn: Vòng chữ O gắn vào mọi răng/mắc cài khác nhau, chúng có độ dài hơn 3 – 4 vòng và dùng để liên kết giữa 3 – 4 răng.
  • Thun chuỗi dài: Vòng chữ O gắn vào mọi răng/mắc cài thứ ba, có có nhiều vòng liên kết liên tục với nhau.

Muốn xác định loại thun chuỗi nào phù hợp với bạn thì bạn cần phải đến nha khoa thăm khám và bác sĩ kiểm tra kỹ càng để lựa chọn loại tương ứng giúp bạn đạt được hiệu quả chỉnh nha tối ưu nhất.

Những trường hợp nào cần sử dụng thun chuỗi niềng răng?

Những trường hợp cần sử dụng thun chuỗi niềng răng?
Những trường hợp cần sử dụng thun chuỗi niềng răng?

Không phải ai cũng được đeo thun chuỗi vì vậy nếu bạn thuộc các trường hợp sau đây bác sĩ sẽ xem xét và cân nhắc trong việc gắn thun chuỗi cho bạn.

  • Trường hợp răng mọc lệch lạc, răng khấp khểnh mọc chen chúc không thẳng hàng trên cung hàm.
  • Trường hợp một hoặc nhiều răng thưa, cần đeo chun chuỗi hỗ trợ kéo khít răng bằng một lực mạnh hơn và không để tạo ra bất kỳ một khoảng trống nào.
  • Trường hợp bác sĩ cần nhổ răng trước khi niềng.

Ưu và nhược điểm của thun chuỗi niềng răng là gì?

Bất kỳ loại khí cụ niềng răng nào cũng tồn tại song song các ưu và nhược điểm riêng biệt chính vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng để có thể kiểm soát được tình hình răng miệng của bản thân trong xuyên suốt quá trình thực hiện.

Ưu điểm

Thun chuỗi có rất nhiều ưu điểm nổi bật sau đây khiến bác sĩ chỉnh nha chọn sử dụng chúng ngày càng nhiều:

  • Tạo nhiều lực hơn: do tính chất đàn hồi chuỗi truyền lực làm tăng lượng áp lực tác động lên răng của bạn.
  • Dễ dàng sử dụng: dãy thun chuỗi sẽ được sử dụng kéo dài để vừa với các mắc cài trên mỗi răng, thao tác thực hiện khá nhanh chóng và an toàn.
  • Nhiều mục đích sử dụng: Loại thun này có thể được sử dụng cho nhiều chuyển động, chẳng hạn như đóng khoảng trống, sắp xếp lại khoảng trống và dịch chuyển răng.

Nhược điểm

Dưới đây là những rủi ro và tác dụng phụ liên quan đến thun chuỗi niềng răng:

  • Bệnh nướu răng và sâu răng : Sau khi đeo thun chuỗi niềng răng nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ răng và nướu thì điều này có thể khiến mảng bám tích tụ trên răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Chân răng ngắn: Chân răng giữ cho răng của bạn cố định vào hàm chính vì thế khi sử dụng thun chuỗi sẽ tạo áp lực lên răng và gây ra hiện tượng tiêu chân răng hoặc làm chân răng bị rút ngắn lại.
  • Răng có thể dịch chuyển ra khỏi vị trí gắn thun chuỗi: Trường hợp này thường xảy ra sau khi tháo niềng răng. Vì vậy bác sĩ chỉnh nha sẽ yêu cầu bạn đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian để giúp giữ cho răng của bạn thẳng hàng sau khi tháo mắc cài.
  • Có cảm giác đau nhức và ê buốt: Khi mới đeo niềng răng, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác đau và khó chịu thường sẽ hết trong vòng một tuần.
Mới đeo thun chuỗi sẽ có cảm giác đau nhức và ê buốt
Mới đeo thun chuỗi sẽ có cảm giác đau nhức và ê buốt

Quy trình đeo thun chuỗi niềng răng diễn ra như thế nào?

Quy trình đeo thun chuỗi niềng răng được thực hiện an toàn và đơn giản như sau:

Đối với trường hợp đeo thun chuỗi giữa 2 răng

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 đoạn chun chuỗi gồm 2 móc xích.
  • Bước 2: Vệ sinh miệng và khử trùng dụng cụ
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ dùng nhíp chuyên dụng móc 1 đầu chun vào bên này mắc cài, kéo căng đầu còn lại và móc vào chiếc răng còn lại.
  • Bước 4: Kiểm tra lại một lần nữa xem đã chắc chắn chưa.

Đối với trường hợp đeo thun chuỗi giữa nhiều răng

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 đoạn chun chuỗi dài, có nhiều hơn 2 móc xích.
  • Bước 2: Vệ sinh miệng và khử trùng dụng cụ
  • Bước 3: Dùng nhíp chuyên dụng móc 1 đầu chun vào chiếc răng đầu tiên, kéo căng chuỗi chun và móc đầu còn lại vào chiếc răng tiếp theo.
  • Bước 4: Tiếp tục thực hiện lần lượt với các móc xích khác cho đến khi kết thúc thun.
Quy trình đeo thun chuỗi niềng răng diễn ra đơn giản
Quy trình đeo thun chuỗi niềng răng diễn ra đơn giản

Những lưu ý khi đeo thun chuỗi niềng răng là gì?

Để quá trình đeo thun chuỗi niềng răng được diễn ra an toàn và hiệu quả thì bạn phải lưu ý đến các vấn đề sau đây:

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Khi bạn chọn lựa các nha khoa có dịch vụ tốt thì quá trình đeo thun chuỗi sẽ được diễn ra an toàn và hiệu quả, hạn chế được tối đa các rủi ro và biến chứng không mong muốn trong các thao tác thực hiện. một trong số các nha khoa thỏa mãn được các nhu cầu mong muốn của khách hàng từ bác sĩ kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại đó là nha khoa Cười là đẹp.

Hiện tại chúng tôi đang có 4 chi nhánh tại các tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên GiangBạc Liêu bạn có thể dễ dàng đến phòng khám gần nhất để được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng răng cũng như phương pháp điều trị phù hợp trong đó bao gồm cả việc đeo thun chuỗi niềng răng chất lượng.

Địa chỉ của Nha khoa Smile - Cười là đẹp

☑️ 95, Trần Văn Khéo, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

☑️ PG1 – 05 Vincom, Lê Duẩn, Phường 1, TP Cà Mau

☑️ 125 Hòa Bình, Phường 7, TP Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu

☑️ P11 – 03 KDT Phú Cường, Phan Thị Ràng, P. An Hòa, TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Gia

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vấn đề vệ sinh răng miệng sau khi gắn thun chuỗi niềng răng rất quan trọng, bởi vì nếu bạn không làm sạch các mảng bám thì nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng sẽ tăng cao.

Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Bạn phải tuân thủ lịch khám giúp bác sĩ dễ theo dõi tình trạng di chuyển của răng cũng như sự thay đổi của bộ khí cụ chỉnh nha. Nếu chun chuỗi bị lỏng hay sự cố nào đó, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh hoặc thay mới kịp thời, tránh ảnh hưởng hiệu quả niềng răng.

Các câu hỏi thường gặp

Hệ thống các câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hay về việc sử dụng thun chuỗi niềng răng.

Bạn đeo thun chuỗi niềng răng trong bao lâu?

Thời gian điều trị của mỗi cá nhân khác nhau, nhưng trung bình, bạn chỉ cần đeo chun chuỗi trong khoảng 2 – 3 tuần nhưng nếu các khoảng trống quá lớn, hoặc nhiều thì thời gian kéo dài tới 4 – 6 tuần.

Sử dụng thun chuỗi niềng răng có phải là bước cuối cùng để niềng răng không?

Thun chuỗi được sử dụng trong các giai đoạn sau của điều trị bằng niềng răng.

Những vấn đề nào có thể xảy ra khi đeo thun chuỗi?

Trong lúc đeo thun chuỗi bạn sẽ gặp phải các vấn đề như sau:

  • Thun chuỗi bị lỏng
  • Thun chuỗi không còn lực kéo do răng đã dịch chuyển hoặc bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, nước bọt…
  • Dây thun chuỗi bị đổi màu do vệ sinh răng miệng kém và thường xuyên sử dụng thực phẩm sẫm màu.
  • Thun chuỗi niềng răng bị bung ra do lực nhai quá mạnh.

Nếu bị các vấn đề trên bạn nên đến phòng khám nha khoa để được thăm khám và thay dây thun mới ngay lập tức.

Kết luận

Tóm lại, việc sử dụng thun chuỗi niềng răng đôi lúc có thể gây khó chịu và làm bạn mất nhiều thời gian để thăm khám và bảo trì nhưng kết quả mà chúng mang lại hoàn toàn xứng đáng với công sức và chi phí bạn bỏ ra. Chính vì thế qua bài viết trên chúng tôi hi vọng bạn biết cách chăm sóc tốt trong quá trình sử dụng thun chuỗi niềng răng. Đồng thời, đừng quên liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa nếu có bất kỳ vấn đề nào nhé.

Những nội dung phổ biến
Tại sao không há miệng được sau khi nhổ răng?
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn do đâu? Cách cầm máu?
Chỉ định nhổ răng đã lấy tủy trong trường hợp nào? Có đau không?
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn do đâu? Chữa thế nào?
Nhổ răng khôn bị sưng má trong bao lâu? Cách giảm sưng? 
Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome có đau không? Chi phí?
Chụp x-quang răng khôn là gì? Khi nào cần? Chi phí?
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Có tự khỏi không?
Dán sứ Veneer có cần nhổ răng khôn trước hay không?
Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 
Tại sao răng nhạy cảm sau khi dán Veneer? Khắc phục thế nào? 
Bong tróc mặt dán sứ veneer do đâu? Điều trị thế nào?
Mẻ vỡ Veneer có nguy hiểm không? Khắc phục thế nào? 
Đính đá lên răng là gì? Mục đích thực hiện? Chi phí? 
Răng sứ hỏng do đâu? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào? 
Tam giác đen trên răng là gì? Tác hại? Cách xử lý?
Gãy thân răng phần trên chỉ còn gốc dưới lợi phải làm sao?
14 tuổi còn một răng sữa có cần nhổ không?
Nuốt phải mắc cài niềng răng phải làm sao?

Gọi điện

Nhắn tin

Chat Zalo

Messenger